GIÚP TRẺ KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG VÀ ÁP LỰC TRONG HỌC TẬP
Lượt xem: 226

Theo UNICEF, cứ 7 trẻ thì có hơn 1 trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi trên toàn cầu đã bị chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần. Trong đó, áp lực học tập là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên căng thẳng, rối loạn về cảm xúc và hành vi. 

Phụ huynh là những người thân gần gũi nhất để đồng hành cùng trẻ trước những áp lực này, đặc biệt khi các em chuẩn bị bước vào kỳ thi học kỳ 1. IGC Group gửi đến Quý Phụ huynh một vài gợi ý để giúp trẻ kiểm soát căng thẳng và áp lực trong học tập, chuyển hóa những lo âu này thành động lực để học tập tốt hơn. 

🎯 CÙNG TRẺ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỢP LÝ 


Khả năng tiếp thu, thành tích học tập của con có thể thay đổi trong suốt quá trình học. Việc Phụ huynh kỳ vọng cao về con, hoặc mong đợi thành tích của con luôn tốt và ngày càng tốt hơn có thể khiến trẻ áp lực khi kết quả không như ý. Phụ huynh có thể cùng con trò chuyện, thảo luận để xem xét kỳ vọng ở mức nào là phù hợp, con có thể phấn đấu từng bước như thế nào để đạt được mục tiêu này. 

🎯 CÂN BẰNG GIỮA VIỆC HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC  


Những hoạt động yêu thích và ngoại khóa là phương pháp tuyệt vời giúp trẻ giải trí sau giờ học. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ dành thời gian cho hoạt động nghệ thuật, thể thao, hoặc các sở thích khác. Tâm trí thoải mái cũng là nguồn hứng khởi cho sự sáng tạo và giúp trẻ giảm bớt căng thẳng trong học tập. 

🎯 XÂY DỰNG KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG  


Căng thẳng không chỉ xuất hiện trong học tập mà còn ở công việc và cuộc sống sau này. Vì vậy, trẻ cần được rèn luyện các kỹ năng giúp kiểm soát và giải tỏa căng thẳng. Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng, viết ra cảm xúc của mình, nhìn nhận những điểm tích cực,… để vượt qua áp lực học tập. 

🎯 KHÍCH LỆ TRẺ THỂ HIỆN CẢM XÚC VÀ CHIA SẺ ÁP LỰC 


Trẻ ở độ tuổi dậy thì không phải lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ những áp lực của mình khi được ba mẹ quan tâm. Thay vì tập trung hỏi han thành tích học tập, Phụ huynh có thể gợi mở chủ đề bằng câu chuyện/kinh nghiệm của bản thân hoặc người xung quanh. Việc giúp trẻ nhận ra căng thẳng là một tâm lý rất bình thường giúp trẻ cởi mở hơn để chia sẻ những lo âu của mình với ba mẹ. 

🌟 Với những thông tin trên, IGC mong rằng Phụ huynh có thêm gợi ý để giúp trẻ kiểm soát căng thẳng và vượt qua áp lực học tập. Hy vọng, Phụ huynh tiếp tục đồng hành cùng IGC Group trong các chủ đề tiếp theo của nội dung Bảo vệ trẻ em.   

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi